Bệnh trĩ hiểu thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ là một bệnh lành tính, xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phình lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ hiểu thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả - ảnh 1.

1. Hiểu về bệnh trĩ?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

2. Các loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ hiểu thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả - ảnh 2.

Bệnh trĩ nội

Nằm bên trong trực tràng và thường không gây khó chịu nên người mắc phải sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Tuy nhiên khi đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu ( hay còn gọi là hiện tượng đi cầu ra máu). Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài gọi là sa búi trĩ gây đau và khó chịu.

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại thường nằm ở vùng da quanh hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông khiến búi trĩ sưng viêm và đau dữ dội.

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Ngồi lâu thường xuyên

Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính

Rặn khi đi cầu

Ngồi lâu trên bồn cầu

Béo phì

Mang thai

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Chế độ ăn ít chất xơ

Độ tuổi: bệnh thường xảy ra hơn ở người cao tuổi.

Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng.

U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung

Sa tử cung ở phụ nữ.

Bệnh trĩ hiểu thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả - ảnh 3.

4. Triệu chứng, biểu hiện bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường có 2 triệu chứng điển hình là chảy máu và sa búi trĩ.

Chảy máu

Búi trĩ xuất hiện, sưng và xung huyết, khi bị phân cọ vào sẽ chảy máu. Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh.

Về sau, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia.

Những trường hợp nặng, khi người bệnh đi lại, ngồi xổm, vận động mạnh cũng khiến máu chảy ra.

Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.

Bệnh trĩ hiểu thế nào? Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả - ảnh 4.

Sa búi trĩ

Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Theo thời gian, búi trĩ dần phát triển và sa ra ngoài.

Ban đầu sau khi sa ra ngoài, búi trĩ đó có thể tự co lên, nhưng càng để lâu búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên. Nặng hơn là búi trĩ sa ra ngoài và dùng tay đẩy cũng không lên, dẫn đến sa nghẹt trĩ.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ bị nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ gây đau đớn.

5. Bệnh trĩ có chữa được không?

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đa phần là do tăng áp lực ổ bụng: ho mạn tính, táo bón kinh niên, tiêu chảy thường xuyên, ngồi lâu do tính chất công việc,…ngoài ra còn có thể do bị stress hoặc đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng giãn quá mức gây ra búi trĩ.

Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ hoặc bệnh trĩ đã được phát hiện phải đi khám và điều trị sớm vì nếu để lâu sẽ khó trị khỏi hoàn toàn, bệnh tái đi tái lại hoặc có nhiều biến chứng. vì vậy nếu được tầm soát sớm, điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể trị khỏi.

6. Phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi có quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Áp lực quá mức có thể do dùng sức rặn mạnh trong khi đi tiêu hoặc mắc chứng táo bón. Có thể tránh những nguyên nhân này bằng cách uống nhiều nước và chế độ ăn giàu chất xơ.

Nhiều phụ nữ đang mang thai bị bệnh trĩ. Để giảm nguy cơ này cần tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi quá lâu hay nằm nghiêng bên trái lâu.

Các mẹo khác để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:

Không nên nhịn đại tiện.

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả