Tết Đoan Ngọ 2020 (Mùng 5 tháng 5 âm) là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vậy năm Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ 2020 (Mùng 5 tháng 5 âm) là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.

Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ năm 2020 được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Tức là rơi vào Thứ 5, ngày 25/06/2020 Dương lịch.

Là Ngày Kỷ Hợi, tháng Nhâm Ngọ, năm Canh Tý.

Hành Mộc – Tiết Hạ chí – Ngày Hắc Đạo Chu Tước

Giờ hoàng đạo: Sửu (01h-03h), Thìn (07h-09h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h, Hợi (21h-23h)

Tết Đoan Ngọ ăn gì? 

Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống như rượu nếp, bánh gio, quả mận, vải…

6 món ăn thường có trong Tết Đoan Ngọ:

1. Rượu nếp

2. Bánh tro

3. Thịt vịt

4. Hoa quả

5. Chè trôi nước

6. Chè kê

Chè trôi nước ăn ngày Tết Đoan Ngọc

Chè trôi nước

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày này. Đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được.

Các lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ:

– Hương, hoa, vàng mã
– Nước, rượu nếp
– Các loại hoa quả
– Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
– Xôi, chè

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên cầu mong mùa màng bội thu không bị sâu bọ phá hoại, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ.